Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Phương pháp trau dồi khả năng âm nhạc, sáng tạo và tình yêu âm nhạc. Học sinh học nghe, chơi, đọc, hiểu và đánh giá cao mọi khía cạnh của âm nhạc. Khi họ tiến bộ, trẻ em học tập hiệu suất, ngẫu hứng và sáng tác. Đối với người lớn, phương pháp Yamaha mang đến một môi trường thư giãn, không đe dọa cho phép họ thực hiện ước mơ lâu dài là học chơi piano.
Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều lần rằng sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất bị ảnh hưởng tích cực và sâu sắc bởi nghiên cứu âm nhạc. Trường âm nhạc Yamaha khuyến khích sự phát triển của một tâm trí, cơ thể và tinh thần khỏe mạnh.
Tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc trong nuôi dạy trẻ mầm non
1. Lý do chọn đề tài nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non:
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời.
Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.
Trong chương trình đổi mới giáo dục mầm non. Môn giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ. Là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường.
Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar, Đàn organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác của trẻ (giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình…).
phương pháp dạy học âm nhạc mầm non
Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non
Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp.
Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nữa..
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc.
Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo. Giáo dục âm nhạc cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát. Múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc.
giáo dục âm nhạc trong nuôi dạy trẻ mầm non
Giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc cho trẻ được tích hợp trong làm quen văn học. Làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng… Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên.
Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức âm nhạc cho trẻ. Giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có.
Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học. Trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
Và thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn. Thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác.
các phương pháp dạy học âm nhạc mầm non
Các phương pháp dạy học âm nhạc mầm non
Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.
Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi… Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng…..
Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non
Tôi nhận thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác một số trò chơi, tổ chức các lớp tập huấn…để phục vụ giáo dục âm nhạc mầm non có tác dụng tích cực đối với chúng ta trong công tác quản lí, chỉ đạo và nhất là chuyên môn.
Trong một trường học thì có nhiều thành phần, một số giáo viên thực hiện tốt nhưng có một số giáo viên do lớn tuổi, điều kiện hoàn cảnh khó khăn…dẫn đến chất lượng chưa đạt theo yêu cầu. Một số giáo viên chưa biết lồng ghép Giáo dục âm nhạc trong một số hoạt động như thế nào để phù hợp, không bị lạm dụng, không cho là tham lam trong nội dung tích hợp…
Từ những hạn chế này, nếu chúng ta biết vận dụng một cách sáng tạo, thường xuyên tổ chức sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi giáo dục âm nhạc, thao giảng, tổ chức các hoạt động để đưa giáo dục âm nhạc vào cho phù hợp thì sẽ uốn nắn kịp thời và tạo điều kiện để cùng nhau thực hiện tốt.
Với tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để phục vụ chuyên môn nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường Mầm non“
Trò chơi giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non hay
Top 15 Trò chơi giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non không chỉ gói gọn trong việc dạy và học kiến thức văn hoá trên lớp mà ngày nay còn bao gồm cả giáo dục âm nhạc. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Nó đã được chứng minh là một bộ môn quan trọng và có sự tác động nhất định đến sự phát triển trí não, thể chất và nhân cách của trẻ nhỏ.
Nếu bạn đang tìm những trò chơi âm nhạc hấp dẫn cho trẻ mầm non thì hãy tham khảo bài viết Top 15 Trò chơi giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất nhé!
Trò chơi âm nhạc khiêu vũ với bóng
Cách chơi:
2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng
Cô giáo ghép nhạc bài có nhạc chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh… yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi.
Trò chơi âm nhạc khiêu vũ với bóng
Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại.
Trò chơi này luyện tai nghe nhạc cho trẻ, phát triển khả năng vận động và còn rèn cho trẻ khả năng phối hợp với bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ nữa
Lưu ý: Với trò này, cả lớp sẽ cùng khiêu vũ, nếu lớp lẻ học sinh thì cô mời bạn đấy lên làm trọng tài cùng cô và thay bạn chơi ở lần 2.
Trò chơi nhảy theo nhạc và tranh ghế
Cách chơi: cô giáo sẽ sắp xếp một lượng ghế nhất định (có thể là 10 chiếc ghế) thành một vòng tròn và chọn ra 11 em học sinh tham gia. Bắt đầu chơi, cho các em vừa vỗ tay theo nhạc vừa đi thành vòng tròn xung quanh những chiếc ghế.
Trò chơi nhảy theo nhạc và tranh ghế
Khi tiếng nhạc kết thúc thì các em sẽ nhanh chóng ngồi vào ghế, khi đó học sinh nào chưa dành được ghế thì sẽ thua, không được chơi nữa, và một chiếc ghế sẽ được rút ra ngoài. Cứ thế các lượt chơi cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tìm được người chiến thắng.
Trò chơi âm nhạc hóa đá (nhảy theo nhạc)
Cách chơi: Cô giáo sẽ chọn ra một top các bạn nhỏ. Sau đó, yêu cầu các em nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất. Và khi nhạc dừng các em cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy. Đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp.
Trò chơi âm nhạc hóa đá (nhảy theo nhạc)
Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn nhỏ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc.
Trò chơi âm nhạc hát theo hình vẽ
Chuẩn bị: Tranh vẽ nội dung các bài hát.
Cách chơi:
Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát “Hoa bé ngoan”, “Những khúc nhạc hồng”, “Sắp đến tết rồi”, “Mùa xuân đến rồi”… (tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát)
Trò chơi âm nhạc hát theo hình vẽ
Từng trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe.
Khi trẻ không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên trẻ hát bài hát đó.
Trẻ cũng có thể mời một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm cho mình hát.
Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.
Trò chơi âm nhạc giọng hát to giọng hát nhỏ
Cách chơi:
Khi cô đánh một tay thì cháu hát nhỏ, khi cô đánh hai tay thì cháu hát to. Khi cô không đánh tay thì cháu ngưng hát.
Trò chơi âm nhạc giọng hát to giọng hát nhỏ
Cô cho cháu chơi 2 – 3 lần.
Nhận xét cháu chơi.
Trò chơi tai ai tinh
Chuẩn bị: Xắc xô, kèn, trống.
Cách chơi: cô giới thiệu cho trẻ các loại dụng cụ phát ra âm thanh mà cô có: xắc xô, trống, mõ. Cô mời 1 trẻ lên, đội mũ chóp lên, sau đó cô mời 1 bạn lên gõ một trong những loại dụng cụ cô có. Sau đó cô cho trẻ đoán xem bạn vừa gõ dụng cụ gì.
Trò chơi âm nhạc nghe nhạc nhảy vào vòng
Trò này có 2 cách chơi như sau:
Cách 1: Trên sàn lớp các các vòng tròn (vòng thể dục hoặc vẽ bằng phấn). Số trẻ tham gia chơi nhiều hơn số vòng. Ví dụ: 4 vòng 5 trẻ, hoặc 5 vòn 6 trẻ.
Trò chơi âm nhạc nghe nhạc nhảy vào vòng
Trẻ nghe cô hát và đi xung quanh chỗ để vòng: Cô hát nhanh, trẻ đi nhanh. Cô hát chậm, trẻ đi chậm. Cô hát nhỏ trẻ đi chậm gần vào vòng. Cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng. Mỗi vòng 1 người, bạn nào không chiếm được vòng là thua phải nhảy lò cò xung quanh lớp. Trong khi bạn nhảy lò cò, cả lớp đọc hoặc hát phụ họa một bài…
Cách 2: Cô không hát to, nhỏ, nhanh, chậm mà hát bình thường nhưng đến câu hát cô đã định trước thì nhảy vào chuồng. Ví dụ: Cô định trước câu “Cô dạy cháu múa ca” trong bài “Cô giáo miền xuôi”, đến từ “múa ca” thì nhảy vào vòng.
Lưu ý: Trẻ chỉ thực hiện chơi với những bài hát đã thuộc và hát thường xuyên.
Trò chơi âm nhạc Ô cửa bí mật
Trò chơi âm nhạc Ô cửa bí mật
Cách chơi:
Cô giáo sẽ cho trẻ mở hình. Ví dụ: cô giáo sẽ chuẩn bị 4 ô màu đỏ, xanh, vàng, tím.
Sau đó đằng sau là hình tương ứng với mỗi bài hát, chẳng hạn hình ông mặt trời thì hát cháu vẽ ông mặt trời, hình con mèo thì bài hát rửa mặt như mèo,…
Trò chơi âm nhạc lắng nghe tìm đồ vật.
Cách chơi: Trẻ ngồi thành hình vòng tròn. Cháu A đi ra bên ngoài lớp. Cô dấu đồ vật vào 1 trẻ, mỗi trẻ cách nhau 1 khoảng cách nhất định. Cả lớp hát, cháu A từ ngoài vào, đi men theo các bạn ngồi vòng tròn.
Trò chơi âm nhạc lắng nghe tìm đồ vật.
Nếu cháu A đi càng đến đồ vật cất dấu thì cả lớp càng hát to dần lên, nếu đi càng xa đồ vật thì cả lớp càng hát nhỏ dần. Cháu A sẽ lắng nghe tiếng hát để chỉ vào chổ dấu đồ vật.
Cháu A chỉ đúng thì được cả lớp hoan hô và trẻ có đồ vật bị tìm thấy sẽ tiếp tục làm người chơi. Nếu cháu A không tìm được nhạc cụ cất dấu thì phải nhảy lò cò hoặc đứng giữa lớp hát một bài, cô chỉ định người khác lên chơi.
Trò chơi âm nhạc hát đúng từ theo câu hát
Cách chơi:
Giáo viên chọn những từ ngữ gần gũi với trẻ, thường thấy trong các bài hát mầm non. Ví dụ: như từ “hoa” hoặc từ “chim”
Cô nêu từ đã chọn để trẻ nhớ lại xem từ đó có trong câu hát nào thì hát câu hát đó lên.
Trò chơi âm nhạc hát đúng từ theo câu hát
Từ “hoa” trong câu hát “hoa lá như tươi hơn”
Từ “con chim” trong câu hát “con chim nó hót líu lo”.
Trẻ chơi với nhiều hình thức như: chơi cả lớp, chơi thi đua theo tổ, một nhóm. Nếu ai không hát được sẽ bị loại còn ai là người cuối cùng vẫn hát được thì được thưởng.
Trò chơi âm nhạc Tiếng hát ở đâu?
Mục đích:
Phát triển thính giác
Khả năng chú ý và định hướng trong không gian của trẻ.
Trò chơi âm nhạc Tiếng hát ở đâu?
Cách chơi:
Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt hoặc dùng băng vải bịt mắt.
Một hoặc 2 trẻ được chỉ định hát.
Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát và nói tên người hát.Khi chơi đã thành thạo, cô cho trẻ chơi nâng cao yêu cầu bằng cách trẻ chỉ tay về hướng có tiếng hát và nói tên người hát, nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ nhảy lò cò, hoặc phải hát 1 bài.
Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non Phi ngựa
Mục đích: Bé biết phi nhanh, chậm theo nhịp bài hát
Chuẩn bị: 8 con vật để trang trí xúc xắc hoặc lục lạc
Thực hiện:
Cô chọn một khoảng rộng, ở giữa cô có thể tạo cảnh để làm khu rừng, cảnh khu rừng có thể là 4 cây, 4 góc, ở giữa có vài con vật, nếu có lục lạc và xúc xắc, vật có thứ kêu đeo hoặc là cầm trên tay.
Cô nói: “Các chú ngựa con ơi, đằng kia có khu rừng rất đẹp, mẹ con mình phải vào đó chơi đi, các con nhớ phải theo tiếng nhạc thì mới tìm thấy cửa để vào rừng”.
Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non Phi ngựa
Các cháu cùng đứng quanh cô, lên ngựa (chân trước, chân sau hai tay gập ở khửu) cô vừa phi vừa hát Chậm – Nhanh – Chậm, các cháu phi theo nhịp không cần theo hàng một.
Phi xong các chú ngựa con đi vào rừng ăn cỏ, hí vang,…
Trò chơi này chỉ chơi một lần (3 lần hát để các cháu phi nhanh chậm)
Trò chơi âm nhạc Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
Cách chơi:
Chia trẻ thành 2 đội mỗi đội cử ra 1 bạn đại diện cầm xắc xô để dành quyền trả lời sau những lần nghe giai điệu của bài hát..
Trò chơi âm nhạc Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
Khi bản nhạc kết thúc, đội nào lắc xắc sô trước thì đội đó được quyền trả lời trước. Đội nào trả lời đúng tên bài hát thì đội đó chiến thắng.
Cho trẻ chơi (2 lần)
Trò chơi ân nhạc mầm non Xúc sắc vui nhộn
Cách chơi:
Chia lớp thành các đội
Cô giáo dán hình ảnh tương ứng với bài hát vào hộp vuông rồi tung lên hình ảnh nào thì hát bài hát đó, cho trẻ tham gia tung súc sắc.
Trò chơi ân nhạc mầm non Xúc sắc vui nhộn
Trò chơi chuyền xắc xô
Cách chơi:
Chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 vòng tròn.
Mỗi vòng tròn có 2 cái xắc xô.
Vừa hát vừa chuyền tay nhau liên tục hai xắc xô đó
Khi bài hát kết thúc, bạn nào đang cầm xắc xô trên tay se thua cuộc.
Co thể hát nhanh hơn va chuyền nhanh hơn để trò chơi thêm sôi động.
Trên đây là những trò chơi âm nhạc mầm non hay và thú vị nhất. Hi vọng bài viết Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non hay 2019 sẽ giúp ích cho bạn!
Recent comments
Tinh mua k250 những đổi ý rồi
posted in Đàn Organ Kurtzman K350 Model Mới Nhất 2021 Full Box 100%from Minh Phụng
Style đàn có 240, đàn này đã dc cài style ngoài vào?
posted in Đàn Organ Kurtzman K350 Model Mới Nhất 2021 Full Box 100%from Chiến Thắng Official
👉 Đàn Organ Kurtzman K350 có giá bán ra chưa đến 7...
posted in Đàn Organ Kurtzman K350 Model Mới Nhất 2021 Full Box 100%from Yêu Âm Nhạc DHA
Bữa thứ 7 mình qua mua đúng cây đàn này và cũng...
posted in Đàn Piano Điện Artesia Performerfrom Thiên Hồ
Shop gói bọc hàng kỹ, chuẩn bị hàng nhanh. Mỗi cái bị...
posted in Đàn Piano Điện Artesia Performerfrom Trương Hoàng Anh